Chị Loan và quá trình khởi nghiệp làm giàu nhờ liên kết nuôi chim trĩ

Chị Loan và quá trình khởi nghiệp làm giàu nhờ liên kết nuôi chim trĩ

Chị Tăng Thị Hồng Loan ở ấp Trường Hưng, xã Trường Khánh (Long Phú) chuyển nghề nuôi heo sang nuôi chim trĩ gần 2 năm nay, kế hoạch này đem lại nguồn thu lớn cho chị,cho hiệu quả kinh tế cao.

Chị Loan cũng là người cung cấp nguồn chim trĩ cho nhiều người trong xã và bao gồm việc tiêu thụ sản phẩm đầu ra. Để sự tham gia của phụ nữ được thuận lợi hơn, chị Loan khuyến khích chị em thành lập tổ hợp tác (THT) chăn nuôi chim trĩ và chị Loan làm tổ trưởng.

Đến thăm trang trại chị Loan

Chúng tôi theo chân chị Loan đến nhà chị Huỳnh Hoa, thôn Trường Thanh B, xã Trường Khánh. Nghe tiếng chị tổ trưởng,chị Hoa đang đứng sau chuồng chim liền ra chào mừng rỡ. “Tôi hiện có 40 con chim trĩ mái và 10 con chim trĩ trống,” Chị Hoa niềm nở nói.

Chị tổ trưởng cung ứng ban đầu là 10 con giống và tôi gây đàn dần để nâng số lượng con giống bố mẹ lên. Nếu sau khi con vừa nở bán luôn thì mỗi con là 6.000 đồng, còn nuôi được nhiều ngày hơn sẽ bán giá tiền cao hơn.

Chị Loan và quá trình khởi nghiệp làm giàu nhờ liên kết nuôi chim trĩ

Mỗi tháng, tiền bán con giống, kết hợp bán thịt chim trĩ, trừ hết các khoản chi phí thu về lợi nhuận hơn 10 triệu đồng. Số tiền trên, tôi tích lũy, còn tiền tôi đi làm công nhân dùng để lo chăm trong gia đình.”

Thành viên mới trong hội

Vì chỉ mới nuôi chim trĩ được hơn 1 tuần nên chị Võ Thị Thu Vân, ấp Trường Thành A, xã Trường Khánh đã canh gác che chắn rất cẩn thận.

Là thành viên mới của THT, chị Vân chia sẻ: “Tôi định nuôi chim trĩ là vì thấy chị tổ trưởng và các thành viên còn lại chăn nuôi hiệu quả, đặc biệt năng suất sản phẩm ổn định vì chị Loan cung ứng con giống và bao tiêu luôn đầu ra.

Với 150 con giống đang nuôi; tôi dự tính để giống 50 con mái cho chúng đẻ trứng, ấp nở chim con bán giống. Chắc ăn chỉ vài tháng nữa, tôi có nguồn thu ổn định từ việc bán chim trĩ…”

Chị Loan và quá trình khởi nghiệp làm giàu nhờ liên kết nuôi chim trĩ

Sau khi đến thực tế nhà một số thành viên THT; chị Loan mời chúng tôi đến tham quan khu vực nuôi chim trĩ của gia đình chị.

Thắc mắc sao chuồng nuôi chim trĩ của chị Loan được bao quanh bằng tấm lưới sắt; chị Loan trả lời luôn: “Sở dĩ chuồng phải thiết kế như vậy do mỏ chim rất sắc sẽ dùng mỏ để thoát thân ra ngoài. Việc làm chuồng phải chọn vật liệu chắc chắn nhưng phải đảm bảo thoáng mát; gần gũi như ngoài tự nhiên, bởi chim trĩ là loài vật sống hoang dã.

Chia sẻ của chị Loan

Tôi thấy nuôi chim trĩ nhẹ công chăm sóc; và mỗi tháng tôi bỏ túi gần 15 triệu đồng”. Bước nhanh vào phía trong chuồng bắt một con chim hậu bị, chị Loan tiếp lời: “Chim trĩ là giống chim lớn con, thịt ngon, thị trường ưa chuộng nên tôi ấp ủ nuôi thử.

Lúc đầu, tôi mua 86 con chim trĩ non; qua 3,5 tháng nuôi, xuất bán chim thịt ra thị trường lợi nhuận gần 6 triệu đồng;còn lại 20 con mái, 10 con trống làm giống. Từ đàn giống chim bố mẹ ban đầu; chúng sinh sản quanh năm đem về số trứng không thể nhớ hết.

Chị Loan và quá trình khởi nghiệp làm giàu nhờ liên kết nuôi chim trĩ

Hiện tại, trong chuồng nuôi có 44 con mái, 20 con trống. Tôi chỉ bán con non nở sau 3 tuần; vì trong 3 tuần đầu tiên chim rất dễ bị chết; nếu người mua không am hiểu kỹ thuật nuôi”.

Dù bận rộn với công việc gia đình; nhưng chị Loan vẫn thường xuyên đến từng thành viên trong THT để theo dõi; hướng dẫn thành viên kỹ thuật nuôi chim, bởi theo chị Loan là người cung cấp giống vật nuôi đến khách hàng nên phải đảm bảo con giống phát triển tốt; sinh sôi nảy nở, vừa giữ được chữ tín, vừa có thêm nguồn giống dồi dào đưa ra thị trường.

Truy cập ipi.com.vn để xem thêm nhiều tin nông nghiệp.

Nguồn: baosoctrang.org.vn