Hướng dẫn làm chuồng nuôi chim bồ câu Pháp sinh sản

Hướng dẫn làm chuồng nuôi chim bồ câu Pháp sinh sản

Chim bồ câu Pháp là loài chim bồ câu được đưa vào nuôi ở nước ta với đặc điểm sinh trưởng và phát triển phù hợp với môi trường Việt Nam. Loài chim bồ câu này sinh sản mạnh mẽ, mang lại hiệu quả kinh tế lớn hơn bất kỳ loài chim bồ câu nào mà con người từng nuôi. Hãy nuôi nhốt tập trung thay vì chăn thả, vì chúng ta có thể quản lý, chăm sóc và phòng bệnh cho chim tốt hơn.

Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi chim bồ câu Pháp sinh sản đơn giản nhất mà bà con có thể áp dụng:

Đủ ánh sáng

Để đảm bảo sự thông thoáng và sạch sẽ. Nên xây chuồng cao và rộng ở các lối đi thoáng. Chuồng phải hứng được nắng buổi sáng và che nắng chiều. Đáy chuồng nên cao ráo, khô ráo. Dễ dàng làm sạch và khử trùng. Chuồng có các ô nuôi nhốt phải kín , hạn chế chuột, mèo …tiếp xúc với chim bồ câu. Có bạt che ,quây xung quanh chuồng để chắn gió lùa,.

chuồng chim bồ câu

Chim bồ câu là một trong những giống chim rất nhạy cảm với ánh sáng. Khi đẻ thì chúng chỉ cần 1 phần ánh sáng nhỏ, nhưng khi ấp trứng lại phụ thuộc chặt chẽ vào ánh sáng, thời gian chiếu sáng tối thiểu trong ngày là 13 giờ. Chính vì vậy, chuồng nuôi phải thông thoáng, có đủ ánh sáng.

Ở miền Bắc vào mùa đông nên lắp thêm bóng đèn 40W để tăng thời gian chiếu sáng vào ban đêm, cường độ ánh sáng khoảng từ 4 – 5W/m2, thời gian chiếu sáng từ 3 – 4 tiếng/ngày

Yên tĩnh, hạn chế tiếng ồn

Quá trình chim ấp trứng rất nhạy cảm. Dễ bỏ ổ,giật mình khi bị quấy rầy bởi các âm thanh ồn ào. Vì vậy chuồng nên đặt nơi yên tĩnh để chim chuyên tâm ấp trứng. Mỗi cặp chim bố mẹ nên nhốt riêng trong một ô chuồng. Chuồng nuôi bà con có thể mua chuồng bằng thép, inox công nghiệp. Độ cao chuồng 2-3m. Đây là độ cao thích hợp để chuồng đủ thông thoáng mà che chắn được mưa nắng tốt nhất.

Thiết kế chuồng

Chiều rộng của một tủ chim với 4 ô chuồng sẽ là (4 x 0,5 = 2m), tức là chiều rộng của tủ sẽ là 2m. Chiều cao của chuồngl sẽ bằng 5 lần chiều cao của một ô chuồng. Chiều cao sẽ bằng 5 lần chiều cao của một ô chuồng ( 5 x 0,4m = 2m).

Giả sử nếu như 1 trang trại của bà con rộng khoảng 260m2 có kích thường 20m x 13m thì nên đặt các dãy chuồng theo hình chữ U nhằm giúp bà con dễ quan sát các cặp chim. Mỗi bên sẽ đặt khoảng 10 tủ nuôi chim và ở đáy chữ U sẽ đặt thêm 5 cái nữa. Tổng tất cả sẽ là 25 tủ x 20 đôi = 500 đôi.

Trong mỗi ô chuồng phải có đầy đủ máng ăn, máng uống, ổ đẻ. Máng ăn có thể là máng nhựa hoặc máng tôn. Kích thước chiều dài 20cm, chiều cao 5cm, chiều rộng 7cm. Dễ dàng tháo lắp để vệ sinh khi cần thiết. Đối với ổ để bà con có thể tận dụng rổ nhựa, rổ tre đường kính 20cm, chiều cao 5cm, có lót rơm rạ.Máng uống là máng nhựa , có thể lắp hệ thống nước uống tự động để đảm bảo cung cấp đủ nước cho chim mọi thời điểm.

Các ô chuồng đặt cách mặt đất khoảng 40-50 cm, có thể chồng lên nhau  nhưng phải đảm bảo thông thoáng với khoảng 5cm.-10cm. Giữa các tầng có các khay hứng phân ngăn cách, dễ dàng dọn vệ sinh hằng ngày. Tuy chi phí ban đầu sẽ cao hơn nhưng về lâu dài thâm canh sẽ hiệu quả hơn.

Hãy truy cập vào ipi.com.vn để biết thêm nhiều mô hình chuồng trại cho gia cầm

Nguồn: mayaptrungbaotin.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.