Bệnh giun tròn ở gà – Biện pháp phòng tránh và cách chữa trị

Bệnh giun tròn ở gà – Biện pháp phòng tránh và cách chữa trị

Bệnh giun tròn ở gà là một căn bệnh thường gặp ở gia cầm và phổ biến xảy ra trên toàn thế giới mọi lứa tuổi. Cần có các biện pháp phòng trị hiệu quả để tránh ảnh hưởng đến năng suất của vật nuôi.

Nguyên nhân gây bệnh Bệnh giun tròn ở gà

Bệnh giun tròn ở gà chủ yếu gồm các loại sau: giun đũa, giun gà, giun đũa, giun mắt, giun kim, giun khí quản, giun diều. Giun chủ yếu lây truyền qua thức ăn và nước uống. Khi gà bị bệnh có nhiều ký sinh trùng: trùng roi (trùng mao trùng): ký sinh ở diều. Giun: Là loại ký sinh ở ruột non, Giun manh tràng (Heterakit).

Nguyên nhân gây bệnh Bệnh giun tròn ở gà

Do gà đã ăn phân, rác, trứng giun có trong các dụng cụ chăn nuôi. Giun trưởng thành sống trong đường tiêu hóa của gia cầm. Trứng giun được thải ra ngoài theo phân và phát tán rộng rãi trong môi trường. Trong quá trình nhiễm trùng nặng, ấu trùng hoặc ấu trùng chui qua niêm mạc ruột, gây viêm nặng. Các trường hợp trên, gà rất dễ chết hoặc tắc ruột, nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ chết.

Triêu chứng của bệnh

Nếu số lượng giun nhiều gà sẽ gầy yếu, tăng trọng giảm, tiêu tốn thức ăn nhiều do giun tiết ra độc tố và chiếm đoạt một phần dinh dưỡng. Tùy theo vị trí ký sinh gây ra các tác hại như: Viêm diều, viêm ruột, ỉa chảy hoặc tắc ruột. Gà gầy, còi cọc, xù lông, tiêu chảy phân loãng, phân lẫn máu, phân sống do niêm mạc ruột bị tổn thương. Trong đàn có nhiều con trọng lượng lớn nhỏ không đều nhau (tùy mức độ nhiễm). Gà có các biểu hiện thiếu máu. Trong trường hợp nhiễm giun nặng gà có thể chết do giun làm tắc ruột, vỡ ruột hoặc tắc ống mật. Ở gà đẻ có hiện tượng giảm nhẹ sản lượng trứng.

Tất cả mọi lứa tuổi đều có thể mắc mắc bệnh, tuy nhiên bệnh nặng thường thấy ở gia cầm chưa trưởng thành, gia cầm còn non, đang trong thời kỳ lớn mạnh nhất 1 – 4 tháng tuổi.

Bệnh tích

Mổ khám thấy những loại giun có kích thước lớn như: Giun đũa, giun diều gà. Kiểm tra phân thấy trứng giun. Ruột (mề, diều…) có nhiều giun sán ký sinh. Thành ruột dày lên do tăng sinh.

Phòng bệnh

Việc vệ sinh cho đàn gà là quan trọng nhất, đặc biệt là vệ sinh ở nguồn thức ăn, nước uống bởi vi khuẩn gây bệnh giun đũa có thể lây lan qua đường thức ăn. Bên cạnh đó, việc vệ sinh các dụng cụ cho gà ăn cũng phải cẩn trọng để tránh việc nhiễm phân gà có chứa trứng giun sán lẫn trong các dụng cụ. Rắc chất độn chuồng lên nền trấu, lượng 1 kg/10 – 20 m2 chuồng để đệm lót luôn khô ráo và khử mùi hôi chuồng. Ðịnh kỳ phun sát trùng chuồng trại.

Phòng bệnh

Ðịnh kỳ tẩy giun cho gà:

  • Gà 4 – 6 tuần tuổi: Trộn thức ăn hoặc pha nước cho uống thuốc có thành phần Levamisol. Liều chỉ định theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
  • Gà trên 6 tuần tuổi: Trộn thức ăn hoặc pha nước cho uống thuốc có thành phần Levamisol. Liều chỉ định theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Lặp lại sau 1 – 2 tháng tùy theo dịch tễ và mức độ nhiễm giun.

Sử dụng men vi sinh, vitamin và khoáng chất bổ sung cho gà để giải độc gan thận và tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch.

Trị bệnh

Khi phát hiện bất cứ một con gà nào trong đàn bị nhiễm giun sán hoặc có triệu chứng, việc cần làm ngay là cách ly chúng sang những chuồng nuôi riêng và thay thế toàn bộ đệm lót chuồng nuôi. Rắc chất độn chuồng 1 kg/10 – 20 m2 chuồng để đệm lót luôn khô ráo và khử mùi hôi chuồng. Tiêu độc sát trùng chuồng trại, chất độn chuồng.

Dùng một trong các loại thuốc sau:

  • Tẩy giun cho gà bằng Levamisol. Bằng trộn thức ăn hoặc pha nước cho uống. Liều chỉ định theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
  • Piperazine: Cho uống hoặc trộn vào thức ăn, liều 50 – 100 mg/kg trọng lượng gà.
  • Tetramisol: Cho uống hay trộn thức ăn, liều 40 mg/kg trọng lượng gà. Thuốc có hiệu quả tẩy giun 89 – 100%.
  • Albendazole, Mebendazole có hiệu quả tốt đối với giun đũa gà.
  • Fenbendazole: Cho uống, hiệu quả tẩy giun rất cao 99,2 – 100%
  • Lvermectine: Tiêm dưới da, liều 0,3 mg/kg thể trọng, hiệu quả tẩy giun 90,2 – 95%, thuốc có ưu điểm tẩy được giun non.

Bổ sung thêm men vi sinh, vitamin và khoáng chất cho gà để giải độc gan thận, tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch.

Trên đây IPI đã nói về “Bệnh giun tròn ở gà – Biện pháp phòng tránh và cách chữa trị”. Hi vọng sẽ đem đến những thông tin hữu ích đến các bạn.

Nguồn: tapchigiacam.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.