Thức ăn cho gà chọi tơ
Cần cho ăn đầy đủ thậm chí cho ăn no thì thôi. Nên bổ xung các chất thức ăn không chỉ thông thường hằng ngày mà các loại thức ăn thêm như: thịt bò, lươn, trạch… Bởi chúng cần rất nhiều năng lượng cho việc phát triển cơ thể, hoàn thiện khung xương và quan trọng là thay lông.
Thức ăn hàng ngày
Đây là lượng thức ăn chính cơ bản của gà chọi tơ. Tất nhiên nếu bạn có điều kiện tự chế biến thức ăn cho chúng là tốt nhất. Còn không thì bạn có thể tận dụng những loại thức ăn có sẵn hoặc thức ăn đóng gói của các nhà cung cấp trên thị trường.
Thức ăn chính của gà chọi là thóc hoặc ngũ cốc. Thóc thì bạn nên cho gà ăn thóc ngâm hoặc ngâm nảy mầm là tốt nhất. Đây là loại giàu năng lượng và vitamin B1 hơn so với bình thường. Khi ngâm thóc bạn có thể loại bỏ được các hạt lép. Giúp gà dễ ăn hơn.
Thức ăn cách nhật
Đây là loại thức ăn không cho ăn thường xuyên mà cho ăn cách nhật. Tức là một tuần chỉ nên cho ăn từ 2-3 lần là nhiều. Những loại thức ăn này chiếm khẩu phần nhỏ nhưng lại có thể có cho nhiều năng lượng, chất dinh dưỡng tốt cho gà chọi tơ.
Lươn trạch thịt bò, thịt lợn… chứa khá nhiều chất canxi, tăng cơ cho gà. Lượng thức ăn này cũng giúp gà chọi tơ sung hơn, máu chiến hơn. Đó là lý do tại sao gà giai đoạn này thường khá máu chiến và máu đạp mái. Loại này có thể cho ăn 2-3 miếng 1 ngày vào buổi trưa là tốt nhất. Băm nhỏ thành từng khúc và cho chúng ăn để tiện cho việc tiêu hóa.
Trứng vịt lộn, cút lộn chứa nhiều chất dinh dưỡng. Vì thế mà có thể luộc cho ăn 2-3 ngày/quả/con. Sẽ giúp tích tụ khá nhiều dinh dưỡng cho gà, nâng cao thể chất gà chọi tơ. Giúp đủ dinh dưỡng để đảm bảo gà chọi được sung và khỏe mạnh, đủ sức thay lông, khô lông nhanh.
Cho ăn đầy đủ là cách chăm sóc gà chọi tơ 6 tháng trở lên đúng đắn nhất. Nhưng chúng vẫn chưa thực sự đầy đủ khi còn thiếu chế độ chăm sóc đi kèm.
Cách vần gà chọi tơ
Khi đã có thể lực sung mãn rồi thì đây là lúc luyện tập cho gà. Do trong giai đoạn này có thể gà đang thay lông nên chúng ta cũng phải xem xét gà như thế nào mà tùy cơ ứng biến. Ví dụ nếu gà chọi đang trong kỳ thay lông thì chúng ta tạm dừng tập luyện những bài tập ảnh hưởng tới lông gà như vần gà chọi, đánh nhau. Ngược lại nếu gà đã khô lông thì có thể tiến hành vần.
Gà đang thay lông
Tạm dừng hết tất cả các bài tập đánh nhau cho gà. Bao gồm các bài tập vần hơi, vần đòn có thể làm gãy lông, rụng lông. Thay vào đó là các bài tập chạy lồng là phù hợp. Tập luyện chủ yếu để tăng phần cơ đùi, cơ bắp liên quan. Những bộ phận này không ảnh hưởng tới hệ thống lông gà.
Gà đã thay lông xong
Khi gà đã thay lông xong thì chúng lại nằm trong một độ tuổi khác nhưng vẫn trong mục gà tơ. Lúc này vần hơi, vần đòn là hết sức hợp lý.
Vần hơi : tiến hành bịt cựa, bịt mỏ và tìm cho gà 1 đối thủ tương ứng về độ tuổi, chiều cao, cân nặng để luyện tập. Nếu mới tập thì chỉ nên để từ 3-4 hồ cho lần đầu tiên và tăng dần vào các lần sau. Mỗi hồ từ 12-15 phút và thời gian nghỉ là 5-7 phút. Cách khoảng 3 – 5 ngày có thể vần hơi 1 lần.
Sưởi tắm nắng om bóp
Cách chăm sóc gà chọi tơ 6 tháng không thể bỏ qua các yếu tố này. Chúng giúp cơ thể gà hấp thu được các chất và khiến da gà dày hơn.
Phơi nắng cho gà là cách chăm sóc tốt nhất cho gà chọi tơ 6 tháng hoặc bất cứ độ tuổi nào. Phơi nắng sớm sẽ giúp gà hấp thụ nhiều vitamin D để hấp thụ canxi tốt hơn. Vì thế cố gắng phơi nắng cho chúng trong khoảng thời gian 6-9 giờ sáng.
Phơi nắng buổi trưa, chiều giúp gà có thể cảm thấy thoải mái hơn, hồng hào hơn. Nên kết hợp thêm các bồn cát để gà tắm nắng, vùi cát loại bỏ các côn trùng nhỏ. Nếu nắng gắt thì chỉ nên phơi nắng từ 10-20 phút mà thôi hoặc những nơi có lượng ánh nắng được hạn chế hoặc giảm 1 phần.
Do gà chọi tơ 6 tháng đang trong thời kỳ thay lông nên chúng ta không nên vào nghệ và ra nghệ. Chúng có thể ảnh hưởng tới quá trình thay lông ở gà. Tạm thời hãy để gà hoàn thiện thay lông rồi mới om bóp, vần nghệ nhé.
Chuồng trại cho gà
Cách chăm sóc gà chọi tơ 6 tháng hoặc độ tuổi nào đi nữa cũng cần có hệ thống chuồng trại sạch sẽ. Cần đảm bảo yếu tố thông thoáng, sạch sẽ, nhiệt độ ổn định.
Thông thoáng cao không quá bí và ẩm ướt. Có thể điều chỉnh được độ thông thoáng này bằng các khe, kẽ hoặc lỗ hổng. Khi cần mở ra và không cần thì đóng lại.
Sạch sẽ là yếu tố quan trọng khi các chất bẩn, chất thải phải được loại bỏ hàng ngày. Nên bố trí thêm cát hoặc mùn cưa để hấp thụ các chất này. Tránh sinh ra bệnh tật hoặc mùi khó chịu.
Nhiệt độ ổn định tránh việc quá nóng hoặc quán lạnh đột ngột khiến gà chọi tơ bị bệnh.
Trên đây là cách chăm sóc gà chọi tơ 6 tháng khỏe mạnh. Chúc các bạn thành công. Truy cập vào https://ipi.com.vn để biết thêm về kỹ thuật nuôi gà chọi.
Theo: gadondatviet.com