Tiết lộ kỹ thuật nuôi gà nhốt chuồng thu về tiền triệu mỗi tháng

Tiết lộ kỹ thuật nuôi gà nhốt chuồng thu về tiền triệu mỗi tháng
kỹ thuật nuôi gà nhốt chuồng

Hiện nay chăn nuôi gà đang là một nghề rất phát triển, mang lại cơ hội làm giàu cho bà con chăn nuôi. Bên cạnh mô hình chăn nuôi gà thả vườn, nhiều bà con và trang trại có diện tích đất hạn chế đã áp công mô hình nuôi gà nhốt chuồng. Để giúp bà con có được những lứa gà nuôi nhốt khỏe mạnh, chất lượng thịt/trứng thơm ngon, bán được giá. Sau đây IPI xin giới thiệu tới bà con kỹ thuật nuôi gà nhốt chuồng đạt hiệu quả cao qua.

Ưu điểm của nuôi gà nhốt chuồng

Mô hình này thích hợp cho những nông hộ hoặc trang trại có diện tích đất ít hoặc nuôi quy mô công nghiệp.
Khi chăn nuôi nhốt chuồng, bà con sẽ thực hiện được công tác quản lý dịch bệnh được tốt hơn.
Bà con dễ dàng vệ sinh chuồng nuôi, đảm bảo môi trường sống cho đàn gà.
Giúp giảm rủi ro về biến đổi khí hậu và nhiệt độ vì có thể điều chỉnh hệ thống gió, điều chỉnh nhiệt độ và độ ẩm trong khu vực chuồng trại.

Kỹ thuật chuẩn bị chuồng trại

Chuồng tách biệt với khu vực dân cư và nguồn nước
Chuồng tách biệt với khu vực dân cư và nguồn nước

Chọn vị trí xây chuồng tách biệt với khu vực dân cư và nguồn nước, đảm bảo không gây ảnh hưởng tới trường sống xung quanh.

Nền đất cao ráo, tối thiểu cao hơn 0,5m so với mực nước sông.

Nên chọn hướng Đông, Đông Nam hoặc hướng Nam giúp chuồng trại thoáng khí, mát mẻ.

Để chăn nuôi hiệu quả, bà con cần phân chia ra các khu chuyên biệt như: Khu vực chuồng trại chăn nuôi – khu vực dự trữ, chế biến thức ăn và dụng cụ – Khu xử lý chất thải vật nuôi và rác thải.

Mái chuồng có thể làm bằng tôn lạnh, lợp 1 hoặc 2 mái. Đảm bảo không bị dột nước, che được nắng mưa cho đàn gà.

Nền chuồng láng xi măng hoặc để bê tông, độ dày 5 đến 10 cm. Đảm bảo không trơn trượt, có độ dốc dể dễ thoát nước và làm vệ sinh.

Lồng úm gà con: Kích thước lồng úm 2m x 1m, cao tầm 0,5m (đủ nuôi cho 100 gà con)

Máng ăn: Đối với gà con 1 đến 3 ngày tuổi, bà con rải thức ăn trên giấy lót trong lồng úm cho gà ăn. Gà 4 đến 14 ngày tuổi, cho ăn bằng máng ăn cho gà con. Trên 15 ngày tuổi có thể sử dụng máng treo.

Máng uống: Treo hoặc đặt máng uống xen kẽ với máng ăn, cần thay nước sạch thường xuyên, khoảng 2-3 lần/ngày.

Mật độ và diện tích chuồng nuôi

Đối với gà nuôi nhốt chuồng, mật độ thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của gà là 6 đến 8 con/m2.

Diện thích chuồng nuôi bà con tính theo công thức: Diện tích chuồng = Một độ gà x Tổng số gà

Kỹ thuật chọn giống

Trong kỹ thuật nuôi gà nhốt chuồng, khâu chọn giống rất quan trọng. Bà con cần lựa chọn con giống có chất lượng tốt để đảm bảo lứa gà lớn nhanh và mẫu mã đẹp. Khi lựa chọn gà giống, bà con cần lựa chọn những con nhanh nhẹn, mắt sáng; kích thước đều nhau, lông bông, mịn, không bị hở rốn, chân mập, da chân săn chắc. Không nên chọn những con khoèo chân, vẹo mỏ, cánh xệ, lông bết, hở rốn hoặc có vòng thâm đen quanh rốn.

Có rất nhiều giống gà để bà con lựa chọn, tùy thuộc và quy mô trang trại, và định hướng sản xuất của trại. Bà con nên lựa chọn gà giống ở những cơ sở uy tín, có giấy phép cung cấp giống.

Gà nuôi thịt: Bà con có thể chọn giống gà Đông Tảo, gà Tàu Vàng; gà Nòi lai, gà Tam Hoàng hoặc gà Lương Phượng…

Gà nuôi lấy trứng: Bà con chọn những giống gà đẻ sai như; gà Tàu Vàng, Tam Hoàng, gà Ri, gà BT1…

Kỹ thuật chăm sóc gà

Gà con cần vận chuyển vào sáng sớm hoặc chiều mát
Gà con cần vận chuyển vào sáng sớm hoặc chiều mát

Đối với gà con cần vận chuyển vào sáng sớm hoặc chiều mát, tránh ngày mưa gió. Đưa gà con vào chuồng úm, cho gà uống nước pha Electrotyle hoặc Vitamin C; thức ăn cho gà con là tấm nấu hoặc tấm; bắp nhuyễn ngâm sau khi gà nở ít nhất là 12 giờ, cho ăn trong 2 ngày. Sang ngày thứ 3 có thể cho gà ăn thêm phụ phẩm nông nghiệp như rau băm nhỏ.

Giữ vệ sinh chuồng úm gà con, trộn thuốc cầu trùng vào trong thức ăn cho gà từ ngày thứ 7 trở đi, dùng Rigecoccin 1gr/10kg thức ăn (hoặc dùng Sulfamid trộn tỷ lệ 5%).

Dùng bóng đèn tròn 75W úm cho 1m2 chuồng có che chắn để giữ nhiệt. Quan sát thấy nếu gà nằm tụ quanh bóng đèn là gà bị lạnh, tản xa bóng đèn là nóng; nằm tụ ở góc chuồng là bị gió lùa và gà đi lại ăn uống tự do là nhiệt độ thích hợp.

Ánh sáng: Dùng ánh sáng tự nhiên ban ngày, ban đêm thắp đèn cho gà ăn tự do. Dùng máng ăn tự động hình trụ 50 con/máng đổ đầy thức ăn cho 1 ngày đêm. Sáng sớm trước khi cho ăn nên kiểm tra và loại bỏ thức ăn thừa hoặc phân trấu dính vào máng ăn. Không thả rèm (chỉ thả khi trời mưa bão lạnh). Cứ 2 tuần 1 lần cân 10% tổng số gà để tính trọng lượng bình quân.

Phân gà được hốt dọn thường xuyên (nếu nuôi lồng) hoặc cuối đợt (nếu nuôi trên nền trấu) và phải được đem ủ kỹ với vôi bột 3 tháng sau mới đem dùng.

Thức ăn cho gà

Cho gà ăn thức ăn giàu dinh dưỡng
Cho gà ăn thức ăn giàu dinh dưỡng

Phải đảm bảo cho gà ăn thức ăn giàu dinh dưỡng; tránh sử dụng thức ăn bị ôi mốc, nhiễm nấm, thối rữa, sẽ khiến gà bị bệnh.

Có thể sử dụng thức ăn công nghiệp hoặc tận dụng các phụ phế phẩm nông nghiệp, sao cho đảm bảo các thành phần; Năng lượng, chất đạm, chất khoáng và Vitamin.

Nước uống cho gà phải sạch và đầy đủ cho gà uống hằng ngày.

Vệ sinh và phòng trừ dịch bệnh

Cần phải giữ gìn vệ sinh khu vực chuồng nuôi. Nền chuồng phải khô ráo, sạch sẽ. Thức ăn giàu dinh dưỡng, đảm bảo không bị ôi thiu, mốc hỏng. Nước uống cần dùng nước sạch và thay mới thường xuyên cho gà.

Thực hiện nghiêm ngặt lịch tiêm phòng vắc xin cho đàn gà tại mỗi địa phương. Có thể dùng thuốc kháng sinh để phòng một số bệnh do vi trùng.

Trên đây chúng tôi đã cung cấp tới bà con những kiến thức cơ bản về kỹ thuật nuôi gà nhốt chuồng. Chúc bà con chăn nuôi thành công!

Theo: khomay.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.