Cách chăm sóc gà chọi con từ khi mới nở

Cách chăm sóc gà chọi con từ khi mới nở
Kỹ thật chăm sóc gà chọi con từ khi mới nở

Cách nuôi gà chọi con khác với cách nuôi và chăm sóc gà chọi trưởng thành. Do trong từng giai đoạn sinh trưởng mà chúng cần áp dụng những vấn đề về chất dinh dưỡng khác nhau. Khi nhận biết và đáp ứng đúng được những chất cần thiết cho từng giai đoạn gà chọi con. Giúp gà mau lớn, khoẻ mạnh và đẹp mã. Khi gà chọi đã có nền tảng vững chắc từ lúc nhỏ thì lúc lớn chắc chắn sẽ là chú gà chọi con sung mãn, máu lửa. Vậy cách nuôi gà chọi con như nào là đúng kỹ thuật. Mời bà con tham khảo bài viết sau của IPI.

Chăm sóc gà chọi con khi mới nở

Cần bật đèn sưởi trước khi thả gà chọi con vào chuồng. Môi trường trong chuồng úm gà chọi con cần đảm bảo các tiêu chí sau:

Tiêu chí  Từ 1 – 7 ngày tuổi Từ 8 – 28 ngày tuổi Từ trên 28 ngày tuổi
Mật độ chuồng úm (con/㎡) 30 – 50 25 – 30 <10
Cường độ chiếu sáng (W/㎡) 5 5 3
Nhiệt độ úm gà con (℃) 28 – 32 25 – 28 22 – 25
Độ ẩm (%) 65 – 75 65 – 75 65 – 75
Thời gian chiếu sáng (giờ/ngày) 17 – 22 8 – 14 Dùng ánh sáng tự nhiên

Giai đoạn gà con từ 10 đến 21 ngày tuổi, người nuôi nên áp dụng biện pháp cắt mỏ để tránh hiện tượng cắn mổ nhau và không bới thức ăn tung tóe gây lãng phí.

Chăm sóc gà chọi con khi mới nở
Chăm sóc gà chọi con khi mới nở

Hướng dẫn cách cắt mỏ gà chọi con:

  • Cắt 1/2 mỏ tính từ ngoài vào.
  • Có thể sử dụng máy cắt hoặc cắt thủ công bằng dao, kéo.
  • Cắt thủ công: Dùng dao, kéo sắc bằng sắt để nung nóng sau đó dí vào phần cắt. Phần mỏ dưới chỉ hơ nóng để hạn chế sự phát triển.

Ngoài ra, có thể bổ sung thêm B – complex, men vi sinh cho gà uống buổi sáng ở giai đoạn đầu khi gà mới  để tăng sức đề kháng, phòng bệnh cho gà.Giai đoạn này cần theo dõi, phòng bệnh, giữ ẩm, điều chỉnh nhiệt độ và thức ăn phù hợp với đàn gà.

Chăm sóc khi gà chọi con từ 2 đến 5 tháng tuổi

Giai đoạn này gà bắt đầu thay lông, phát triển giới tính rõ ràng. Gà trống ăn khỏe, tập gáy. Gà mái lông óng mượt, có thể để vào lúc đạt 5 tháng tuổi. Do đó, giai đoạn này cần có chế độ chăm sóc phù hợp, nghiêm ngặt để đàn gà phát triển cả về ngoại hình và thể chất, khả năng chiến đấu.

Giai đoạn này tuyệt đối không được sử dụng cám công nghiệp tăng trọng. Thay vào đó có thể sử dụng máy ép cám viên để tự sản xuất thức ăn chăn nuôi gà chọi. Nguyên liệu làm cám viên là thóc lúa, ngô, cá, tép băm nhuyễn, phối trộn theo tỉ lệ thích hợp. Chính vì vậy vừa đảm bảo nguồn dinh dưỡng, tránh lãng phí lại giúp gà dễ ăn, không bị béo, tăng trọng.

Sau 4 – 5 tháng nuôi thì tách riêng trống, mái. Gà trống nuôi đá chọi đem nhốt riêng thành từng ô trong lồng sắt hoặc bội nhốt để tránh chúng mổ nhau hay đá bậy.

Nuôi gà chọi 5 tháng tuổi nếu gà trống gáy đã rõ tiếng thì bắt đầu cắt lông ở vùng đầu, cổ, đùi, ức để lộ da. Cho gà trống đá thử 1 – 5 trận để xem con nào khả thi thì huấn luyện tiếp.

Để đảm bảo sức khỏe, người nuôi cần tiến hành dọn dẹp vệ sinh chuồng trại, định kỳ sát trùng bằng vôi. Thường xuyên cho gà ra sân vườn tắm nắng, đi lại để cơ bắp chắc khỏe. Theo dõi sức khỏe, tẩy giun sán, tiêm vaccine đúng lịch.

Chăm sóc khi gà chọi từ 6 tháng tuổi trở lên

gà chọi từ 6 tháng tuổi trở lên
Gà chọi từ 6 tháng tuổi trở lên

Gà chọi trên 6 tháng tuổi bước vào chế độ dinh dưỡng và huấn luyện để thành một chiến kê. Một ngày, cho gà ăn 4 bữa:

  • Lúc 8 giờ sáng: cho gà ăn thóc lúa
  • Lúc 12 giờ trưa: cho ăn rau hoặc mồi (xen kẽ 1 tuần 3 bữa rau, 3 bữa mồi)
  • Lúc 16 giờ chiều: cho gà ăn thóc
  • Lúc 20 giờ tối: cho gà ăn thóc bữa cuối ngày

Mỗi bữa không được cho gà ăn no căng diều, như vậy chúng sẽ béo, lười, không chịu vận động, không chịu săn tìm thức ăn, mất đi bản năng sinh tồn. Mỗi bữa chỉ nên cho gà chọi ăn đầy 1/2 – 2/3 diều.

Mồi cho gà cần giàu đạm, ít mỡ, đủ chất khoáng. Nguồn thức ăn chủ yếu như: thịt nạc, trạch, cá nục, tắc kè, thảo long, thạch sùng, cua đồng băm nghiền nhỏ, thịt bò băm nguyễn.

Mỗi tuần vào thời điểm trời mát, nên cho gà chọi ăn thêm 2 lần tỏi, 1 lần ớt để phòng tránh dịch toi, giúp gà không bị quàng mắt.

Cung cấp thuốc bổ cho gà chiến để thể lực sung mãn: vitamin B12, Vitamin C. Cho gà uống đủ nước, đặc biệt là uống nước vào ban đêm 20 giờ tối.

Gà chọi 8 tháng tuổi là thời điểm thích hợp để cắt tai tích để vào chế độ gà chiến. Sau khi cắt khoảng 20 ngày đến 1 tháng, gà bình phục hoàn toàn, có thể đem đá.

Trên đây là cách cách chăm sóc gà chọi con từ khi mới nở. Nếu bạn áp dụng đúng các kỹ thuật chăm sóc gà nói trên thì chắc chắn bạn sẽ có một chú gà chiến như ý.

Theo: may3a.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.