Chọn con giống
Đối với chăn nuôi vịt đẻ trứng thì bà con cần chú ý đến một số điểm như: con mái có đầu thanh và nhỏ, mắt sáng, đầu to, cổ to và dài vừa phải. Lông phải có màu đặc trưng của giống chọn nuôi và mượt mà.
Theo nhiều bà con chăn nuôi lâu năm, vịt đẻ tốt là vịt có bầu bụng nở rộng và xệ. Vịt trống phát dục tốt phải có 3 lông đuôi cong lên gọi là ba quân.
Đối với vịt trống bà con cần chọn những con khỏe mạnh khả năng phát triển tốt. Việc giao cấu của vịt trống phụ thuộc khá nhiều vào độ dài của gai giao cấu. Gai này ở vịt cỏ dài 5cm, vịt Bắc Kinh 10cm.
Để đo độ dài của gai giao cấu bà con vuốt nhẹ trên lưng đến sát phao câu 6-7 phút/lần/ngày trong vài ba ngày thì gai giao cấu của vịt bật ra ngoài và đo được độ dài.
Ngoài ra, bà con cần kiểm tra, tìm hiểu kỹ về các đời trước của vịt về các tiêu chí như: chỉ tiêu nuôi sống, năng suất đẻ, chất lượng ấp nở, trứng giống…
Mô hình chăn nuôi vịt đẻ trứng bà con thả trống và mai chung với nhau với vịt hướng trứng 1/8 – 1/10.
Chăm sóc khi nuôi vịt sinh sản
Thông thường quy trình nuôi vịt sinh sản được chia là 3 giai đoạn chính:
- Giai đoạn vịt con: 1 đến 8 tuần tuổi
- Giai đoạn vịt hậu bị: 9 đến 24 tuần tuổi
- Giai đoạn vịt đẻ: Tính từ lúc vịt đẻ được 5% đến hết một chu kỳ đẻ (66 tuần tuổi đối với vịt hướng thịt và 72 tuần tuổi đối với vịt hướng trứng).
Nhu cầu dinh dưỡng ở mỗi giai đoạn là khác nhau. Tuy nhiên nhìn chung nhu cầu về năng lượng, protein, axit amin của vịt thấp hơn gà. Nhu cầu về các loại vitamin A, D, PP của vịt cao hơn gà.
Khi chăm sóc vịt con bà con lưu ý giai đoạn vịt con từ 1 đến 8 tuần tuổi. Ở giai đoạn này vịt rất nhạy cảm khi thiếu vitamin H và axit folic trong thức ăn.
Ở giai đoạn từ 8 – 20 tuần tuổi, vịt giống hậu bị bà con lưu ý hạn chế giảm 20% với chất lượng thức ăn, 15% protein, và 2600Kcal năng lượng trao đổi.
Bà con có thể tham khảo khẩu phần thức ăn cho vịt đẻ trứng như sau:
- Vịt từ 1 đến 21 ngày tuổi dùng thức ăn đậm đặc có 28% protein trộn với cơm.
- Vịt từ 22 ngày tuổi: 70 đến 80g/con/ngày, vào vụ gặt thì không cần cho thêm thóc.
- Vịt từ 70 đến 126 ngày tuổi: 50g/con/ngày (ăn hạn chế).
- Vịt từ 127 ngày tuổi cho đến khi dựng đẻ: 100 đến 140g/con/ngày.
- Vịt vào đẻ ổn định: 130 đến 135g/con/ngày.
Thời gian chiếu sáng
Về thời gian chiếu sáng theo tiêu chuẩn là 17 giờ/ngày. Ngoài thời gian chiếu sáng ước tính từ 12 -14 giờ/ngày. Bà con cần bổ sung thêm chiếu sáng nhân tạo bằng đèn có công suất từ 3 – 5 W/m2 cho đàn vịt phát triển.
Cách nhặt và bảo quản trứng
Bà con nên nắm rỏ thời gian đẻ trứng của vịt để nhặt đúng lúc. Thông thương vịt sẽ đẻ vào khoảng thời gian 2 đến 4 giờ sáng. Đôi khi vịt có thể đẻ muộn hơn. Vì vậy, bà con cần nắm rỏ để nhặt trứng tránh để trứng bẩn hoặc vỡ.
Sau khi nhặt trứng bà con cần phân loại để tiến hành bảo quản. Đối với những quả trứng bị bẩn bà con tiến hành rửa bằng dung dịch chlorin theo nồng độ 1250 ppm. Tuyệt đối bà con không được rửa bằng nước lạnh trứng sẽ dễ bị hư hỏng.
Chích ngừa phòng bệnh cho vịt
Ở vịt bệnh phổ biến nhất là dịch tả, vì vậy bà con cần tuân thủ việc chích ngừa cho vịt theo lời khuyên của các chuyên gia.
Lịch chích ngừa cho vịt như sau
- 18 ngày tuổi: 0,5 cc/con.
- 8 đến 9 tuần tuổi (sau khi chọn vịt hậu bị): 1 cc/con.
- 21 tuần tuổi: 1 cc/con.
Vịt nuôi bao lâu thì đẻ?
Thông thường vịt khi nuôi vịt từ 1 ngày tuổi đến lúc chuyên trứng là 72 tuần tuổi.
Trên đây là những thông tin về kỹ thuật chăn nuôi vịt xiêm đẻ trứng. Hi vọng, bài viết sẽ giúp bà con chăn nuôi được thành công.
Bà con đừng quên truy cập vào https://ipi.com.vn để có thêm nhiều thông tin về kỹ thuật chăn vịt hiệu quả và tốt nhất nhé.
Theo: gagiongphuocda.com