Kỹ thuật nuôi và chăm sóc gà đông tảo mau lớn ít bệnh

Kỹ thuật nuôi và chăm sóc gà đông tảo mau lớn ít bệnh
Gà đông tảo
Gà Đông Tảo hay còn gọi là gà Đông Cảo là một giống gà độc và hiếm quý ở nước ta. Đặc điểm khác biệt của loại gà này là cặp chân xấu xí, đôi chân to và thô. Khi gà trưởng thành gà có thể đạt trên 4,5 kg (gà trống) và trên 3,5 kg (gà mái). Gà Đông Tảo là một trong những giống gia cầm quý hiếm đang được bảo vệ nguồn gen ở Việt Nam. Sau đây IPI sẽ giới thiệu cho bà con kỹ thuật nuôi gà Đông Tảo, để gà mau lớn ít bệnh.

Xây dựng chuồng trại

Tương tự như các loại gà khác, nuôi gà Đông tảo có hai hình thức: công nghiệp và thả vườn.

Nếu có điều kiện, bà con nên áp dụng hình thức thả vườn bởi hình thức này sẽ mang đến chất lượng thịt ngon, gà phát triển nhanh, to khỏe và tiết kiệm tối đa chi phí.

Nên lựa chọn chuồng nơi kín gió, thoáng mát
Nên lựa chọn chuồng nơi kín gió, thoáng mát

Trong quá trình làm chuồng, bạn nên lựa chọn nơi kín gió, thoáng mát.

Nền của chuồng nên cao hơn mặt đất và được phủ một lớp trấu mỏng làm nơi cho gà ngủ. Bạn cũng nên bố trí các máng ăn và máng uống đều nhau, vệ sinh chuồng trại thường xuyên để gà tránh được bệnh dịch.

Chọn mua giống

Đối với việc chăn nuôi gà nói chung và chăn nuôi gà đông cảo nói riêng, khâu chọn gà là điều vô cùng cần thiết, đảm bảo được quá trình sinh trưởng cũng như chất lượng gà thịt khi bán ra.

Hiện nay có rất nhiều nơi cung cấp gà đông cảo, tuy nhiên bạn nên lựa chọn gà giống ở những địa chỉ có uy tín, những trại giống lớn… Khi chọn mua, bạn hãy lựa những con đều nhau, nhanh nhẹn, chân bóng, hồng hào…

Do sức đề kháng của gà con khá yếu nên ngay sau khi mua về, bạn hãy cho gà uống nước có pha glucose, Vitamin C và cho ăn tấm giúp làm sạch ruột. Sau đó mới cho gà ăn thức ăn theo từng giai đoạn.

Khâu chăm sóc gà

Tùy mỗi một giai đoạn, gà đông cảo sẽ cần phải có những cách chăm sóc khác nhau. Tuy nhiên, thức ăn nói chung của giống gà này thường là lúa, bắp tẻ, rau muống, rau lang… tương tự như các loại gà khác.

Thời kỳ đầu

Chăm sóc gà thời kỳ đầu cẩn thận kỹ lưỡng
Chăm sóc gà thời kỳ đầu cẩn thận kỹ lưỡng

Với thời kỳ đầu, do gà còn bé, sức đề kháng kém nên bà con cần phải bố trí chuồng trại kín gió, tránh mưa tạt.

Tốt nhất bạn nên ủ điện cả ngày lẫn đêm, nhất là khi mùa đông để gà được ấm. Bên cạnh đó, bà con cần bổ sung các loại vitamin trong khẩu phần ăn để gà có được sức đề kháng tốt nhất.

Khi gà 2 tháng tuổi

Khi gà đông cảo được khoảng 2 tháng tuổi, có cân nặng khoảng 500gam-600gam. Bà con có thể thả gà ra môi trường để gà có điều kiện phát triển tốt nhất.

Nếu gia đình không có diện tích vườn rộng và phải nuôi theo kiểu công nghiệp. Bà con không nên nhốt quá nhiều gà đông cảo trong một chuồng vì chúng sẽ cắn đá nhau gây ra những thương tích không đáng có.

Khi gà 3 tháng tuổi

Gà đông tảo được 3 tháng
Gà đông tảo được 3 tháng

Khi gà được khoảng 3 tháng tuổi, cân nặng của gà phát triển nhanh và ăn rất khỏe.

Bà con cần tiết tục thả gà ra môi trường rộng để thịt được săn, chắc và ngon. Sau đó, hãy nuôi cho đến khi gà được khoảng 1 năm tuổi; cân nặng từ 3–6 kg là thịt được.

Trong trường hợp muốn nuôi gà đông cảo đẻ trứng để gây giống. Bà con sẽ thấy khoảng 6 tháng là gà bắt đầu đẻ. Trung bình 10 tháng đẻ 70 quả và khối lượng trứng từ 48-55 gam/quả.

Tuy nhiên, giống gà này ấp trứng khá vụng do bộ chân to nên bà con có thể tìm đến máy ấp trứng để có được trợ giúp tốt nhất.

Trên đây là kỹ thuật nuôi và chăm sóc gà Đông Tảo giúp gà mau lớn ít bệnh. Hi vọng bài viết hữu ích với bà con. Chúc bà con chăn nuôi thành công.

Theo: gathavuon.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.