Kỹ thuật chọn giống gà chọi nhanh lớn khỏe mạnh

Kỹ thuật chọn giống gà chọi nhanh lớn khỏe mạnh
Chọn con khỏe mạnh, không bị dị tật
Khi nuôi gà chọi con bạn cần thực hiện đúng các yêu cầu khắt khe ngay từ khâu chọn giống, chăm sóc, nuôi dưỡng. Đặc biệt là nguồn thức ăn để gà chọi của chúng ta khỏe mạnh, cơ bắp săn chắc, nhanh nhẹn và háu chiến. Bài viết dưới đây IPI sẽ tổng hợp tất cả các kiến thức về cách nuôi gà chọi con sao cho nhanh lớn để người nuôi tham khảo, áp dụng.

Các giống gà chọi con

Nếu bạn bắt đầu nuôi gà chọi thì cần tìm hiểu về giống, cách chọn giống để có hướng nuôi phù hợp. Đây cũng là yêu cầu đầu tiên trong kỹ thuật nuôi gà chọi con nhanh lớn và khỏe mạnh

Hiện nay có hai giống gà chọi đó là: Gà đòn và gà cựa. Những người nuôi gà chọi  chuyên nghiệp sẽ không nuôi chung 2 giống gà cùng một lúc. Mà họ nuôi tập trung vào một loại vì cách nuôi, kỹ thuật nuôi, huấn luyện và cách dưỡng giữa hai loại gà là khác nhau.

Các giống gà chọi con
Kỹ thuật chọn giống gà chọi con

Gà đòn

  • Tên gọi “gà đòn” là loại gà xuất phát từ miền Trung, dùng để chỉ loại gà đá đòn bằng quản và bàn chân.
  • Gà không cựa hoặc cựa mọc không dài, cựa chỉ lú như hạt bắp.
  • Cổ lớn, da dày và nhăn
  • Bộ lông mọc chậm. Gà con 6 đén 8 tuần tuổi chỉ mọc khoảng 3 đến 4 cọng lông cánh, toàn thân chỉ có lông tơ. Gà 3 tháng tuổi con trống mới bắt đầu mọc lông đuôi.
  • Chân có hai hàng vảy với đường đất chạy hình chữ chi ở giữa hai hàng
  • Gà đòn được phân loại: gà Mã Lại và gà Mã Chỉ.

Gà cựa

  • Nhỏ, nhẹ hơn, bộ lông phát triển đầy đủ. Lông cổ thường mọc thành bờm, lông mã mọc dài phủ xuống hai bên hông
  • Có cựa sắc bén, nhọn dài. Cựa gà mọc nhanh
  • Mắt nhỏ tròn, mí mỏng, chân ngắn và nhỏ.

Cách chọn gà chọi con

Cần tuyển chọn tại trại giống uy tín

Tại các trại giống uy tín, trứng gà được đánh số và ấp riêng biệt. Gà con mới nở được đeo số ở cánh, khi lớn sẽ đeo thêm số ở chân. Dựa vào đó để xem xét lý lịch, lựa chọn giống thuần.

Ngoại hình, đặc điểm

Bạn nên chọn con khỏe mạnh, không bị dị tật, thân hình cân đối. Bộ lông tơ tơi xốp, bụng thon gọn, không bị hở rốn. Cặp mắt tinh nhanh, mở và chân đều cứng cáp, dáng đi khỏe mạnh, chắc chắn.

Loại bỏ những con có dấu hiệu: lưng cong, mắt kém, đồng tử méo; Mỏ vẹo, xương lưỡi hái bị vẹo, ngắn hoặc dị dạng; Bàn chân sưng hoặc dị dạng, bị nhiễm khuẩn; Ngực phổng, cơ ngực phát triển không đồng đều, lông bị bết dính. Tuy nhiên ông bà ta thường có câu: dị kỳ tướng tất hữu kỳ tài. Một số con có dị tật nhưng lại có tài đá.  Ví dụ:

  • Gà độc nhãn, độc đao: Khi sinh ra chỉ có 1 mắt, 1 cửa, hung hãn dữ tợn, đá chọi thường đến chết còn không chạy.
  • Gà chọi con mắt ếch, mắt mèo: “Gà chân xanh mắt ếch, chém chết không chạy” thường rất gan lỳ.
  • Gà chọi con tam nhĩ: sinh ra có 3 lỗ tai. Lỗ tai thứ 3 bị lông phủ kín, khi chọn thì phải vạch lông ra mới nhìn thấy được.
Chọn con khỏe mạnh, không bị dị tật
Chọn con khỏe mạnh, không bị dị tật

Phân biệt trống – mái

Cách 1: Lật hậu môn lên xem. Nếu hậu môn có 1 nốt nổi lên to bằng hạt gạo thì là gà trống, còn lõm xuống hoặc không có nốt dì là gà mái.

Cách 2: Nắm nhẹ ở phần cổ gà, nhấc gà con lên, nếu thấy gà chọi con duỗi thẳng chân ra thì đấy là gà trống, còn co chân lên thì là gà mái.

Cách 3: Đặt gà con nằm ngửa ra lòng bàn tay, nếu quẫy đạp liên tục thì là gà trống, còn quẫy một lúc rồi ngừng thì là gà mái.

Cách 4: Kẹp chân gà con vào tay, treo ngược lên, nếu nằm im thì là gà trống còn quẫy mạnh thì là gà mái.

Cách 5: Kiểm tra bộ lông sau vài ngày nở. Nếu bộ lông mọc đều thì là gà trống, còn lông mọc dài ngắn xen kẽ thì là gà chọi mái. Hoặc xòe bộ cánh ra, nếu có 2 lớp lông ở trên cánh thì đấy là gà trống và ngược lại.

Trên đây là kỹ thuật giúp người nuôi chọn được những con gà chọi con đẹp nhanh lớn và khỏe mạnh. Chúc bạn có được những chú gà chiến máu lửa nhất.

Theo: may3a.com