Cân bằng lại việc sản xuất gia cầm trên toàn thế giới
Do phụ thuộc quá nhiều vào các kênh dịch vụ ăn uống, ngành chăn nuôi gia cầm bị thiệt hại nặng nhất ở lĩnh vực sản xuất thịt. Trên thị trường toàn cầu, thịt gia cầm chiếm 25-50% lượng thực phẩm tiêu thụ trong chuỗi nấu ăn.
Giá thịt gà hợp lý
Giá thịt gà hợp lý hơn giá thịt bò và thịt lợn trung bình. Khi dịch tả lợn châu Phi (ASF) bùng phát, tình trạng khan hiếm thịt lợn trầm trọng ở châu Á, đặc biệt là Việt Nam, Trung Quốc và Philippines. Nhân cơ hội này, ngành chăn nuôi gia cầm đã đẩy mạnh sản xuất và hàng hóa đổ về các kênh bán lẻ. Xuất khẩu đang chịu nhiều áp lực. Trung Quốc và Việt Nam là hai thị trường quan trọng ghi nhận lượng thịt nhập khẩu tăng đột biến. Các công ty gia cầm Brazil cũng chuyển mục tiêu sang Trung Quốc, trong khi Mỹ cũng đang tìm cách tăng xuất khẩu thịt sang châu Á.
Giá gia cầm vẫn còn thấp
Tuy nhiên, giá gia cầm vẫn rất thấp. Thách thức chính hiện nay là cân bằng sản xuất trong ngành bán thịt toàn cầu khi xu hướng tiêu dùng tiếp tục thay đổi. Lợi thế của chu kỳ sản xuất ngắn là ngành chăn nuôi gia cầm có thể nhanh chóng tái cân bằng. Nhưng tốc độ tái cân bằng trong hầu hết các ngành sản xuất rất chậm, điều này làm tăng áp lực lên lợi nhuận.
>> Hãy nhấp vào thị trường – tiêu dùng để xem nhiều hơn.
Brazil là trường hợp ngoại lệ
Brazil là một ngoại lệ, bởi từ trước đến nay, lợi nhuận ngành chăn nuôi gia cầm của nước này không chịu bất kỳ áp lực nào. Là một nền công nghiệp chăn nuôi gia cầm có kỷ luật, Brazil đã chuyển đổi linh hoạt từ các thị trường truyền thống ở châu Âu và Trung Đông sang Trung Quốc. Nhưng về lâu dài, chiến lược này có thể kéo theo nhiều nguy cơ phụ thuộc vào Trung Quốc, nhất là khi ngành thịt heo của Trung Quốc đang trên đà phục hồi, rủi ro dư thừa nguồn cung thịt, gồm cả thịt gia cầm nhập khẩu hoàn toàn có thể xảy ra.
Thị trường gia cầm châu Âu
Ngành gia cầm châu Âu cũng cần tái thiết cân bằng. Thị trường gia cầm châu Âu đang suy yếu bởi kênh dịch vụ ẩm thực bị sụp đổ. Dù đây vẫn là thị trường tiêu thụ hàng đầu thế giới của sản phẩm ức gà đông lạnh. Xu hướng ăn uống tại nhà đang phổ biến hơn tại châu Âu. Các siêu thị được hưởng lợi lớn từ xu hướng này. Với doanh số bán hàng tăng 15 – 20% tại hầu hết các quốc gia. Ngoài siêu thị, hầu hết doanh nghiệp gia cầmlại gặp khó do nguồn cung dư thừa và giá giảm. Tiêu thụ gia cầm tại châu Âu giảm 3 – 5% trong khi sản lượng vẫn ổn định.
Trước những làn sóng virus Corona mới. Các chính phủ đang áp dụng nhiều biện pháp kìm hãm lây lan dịch bệnh. Trong tình huống này, nếu sản xuất quá nhiều. Chắc chắn sẽ dẫn đến tình trạng giá thịt gia cầm rớt thảm hại hơn nữa. Ngành gia cầm đang phát triển trên toàn thế giới suốt nhiều năm qua. Không một nước sản xuất nào muốn đi chậm lại trong cuộc đua này. Nhưng gia cầm là mặt hàng dễ sản xuất hơn các loại thịt khác bởi chu kỳ nuôi ngắn. Do đó, giảm tốc để cân bằng cung cầu. Cứu giá bán lao dốc cũng là điều đáng cân nhắc.
Nếu muốn xem nhiều bài viết hãy tham khảo IPI nhé!
Nguồn: tapchigiacam.vn